Bún gạo lứt bao nhiêu calo? Bún gạo lứt ăn có mập không?

bún gạo lứt bao nhiêu calo

Bún gạo lực là loại thực phẩm được sử dụng phổ biến trong chế độ ăn kiêng của nhiều người. Ngoài ra, bún gạo lứt còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Vậy bún gạo lứt bao nhiêu calo? Và bún gạo lứt ăn có mập không? Hãy cùng Mega Korea tìm hiểu về hàm lượng calo có trong bún gạo lứt trong bài viết dưới đây.

Bún gạo lứt là gì?

Bún gạo lứt là một loại bún được tạo ra từ gạo lứt và là một nguồn thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Để sản xuất bún gạo lứt người ta chỉ loại bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài của hạt gạo lứt, giữ nguyên lớp cám và mầm giàu chất dinh dưỡng bên trong. Bún gạo lứt có thể được sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau như bún trắng thông thường.

Bún gạo lứt bao nhiêu calo?

Bún gạo lứt thường được mọi người biết đến và truyền tai nhau để ăn giảm cân. Vậy bún gạo lứt bao nhiêu calo?

  • 100g bún gạo lứt bao nhiêu calo?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g bún gạo lứt tươi có khoảng 310 calo. Tuy nhiên, hàm lượng calo này có thể thay đổi theo từng cách chế biến và tỷ lệ của các nguyên liệu bên trong.

  • 50g bún gạo lứt bao nhiêu calo?

50g bún gạo lứt bao nhiêu calo? Trong 50g bún gạo lứt tươi có khoảng 165 calo.

  • Bún gạo lứt khô bao nhiêu calo?

Bún gạo lứt khô là loại bún được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng bởi dễ dàng bảo quản và thời gian sử dụng dài. Trong 100g bún gạo lứt khô có khoảng 387 calo.

  • 100 bún gạo lứt đỏ bao nhiêu calo?

Trong 100g bún gạo lứt đỏ có khoảng 214 calo.

  • 100 bún gạo lứt đen bao nhiêu calo?

Bún gạo lứt đen được nhiều người đánh giá có độ dẻo vừa phải và ăn ngon hơn so với các loại bún gạo lứt khác. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g bún gạo lứt đen chứa khoảng 170 calo.

Trong 100g bún gạo lứt khô có khoảng 387 calo
Trong 100g bún gạo lứt khô có khoảng 387 calo

Thành phần dinh dưỡng có trong bún gạo lứt

Bún gạo lứt chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với các loại bún thông thường. Thành phần dinh dưỡng trong 100g bún gạo lứt tươi như sau:

  • 0.01mg Sodium
  • 75g Carbohydrate
  • 2g Sugar
  • 5g Protein
  • Các vitamin nhóm B như vitamin B1, B2, B3, B6
  • Các axit như para aminobenzoic (PABA), pantothenic (vitamin B5), acid folic
  • Các nguyên tố vi lượng khác như canxi, sắt, kali, magie, selen, glutathione và natri.

Bún gạo lứt ăn có mập không?

Bún gạo lứt chứa hàm lượng chất xơ cao, giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra lâu hơn so với bún gạo trắng, tạo cảm giác no lâu hơn và giảm cảm giác thèm ăn cho những người đang trong chế độ giảm cân hoặc ăn kiêng. Tuy nhiên, việc bún gạo lứt ăn có mập không sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ ăn và lượng bún tiêu thụ hàng ngày của bạn. Hãy sử dụng một lượng bún lứt phù hợp trong thực đơn giảm cân của bạn để quá trình này diễn ra hiệu quả nhất.

Bún gạo lứt là thực phẩm rất phù hợp đối với chế độ giảm cân, ăn kiêng
Bún gạo lứt là thực phẩm rất phù hợp đối với chế độ giảm cân, ăn kiêng

Lợi ích của bún gạo lứt 

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Bún gạo lứt chứa hàm lượng chất xơ cao và nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho tim mạch như Magie, Lignans,… có công dụng hỗ trợ giảm cholesterol, giảm huyết áp và giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Nhờ đó, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như nhồi máu cơ tim, huyết áp cao, bệnh mạch vành.

Không chứa gluten tự nhiên

Bún gạo lứt không chứa gluten tự nhiên nên rất phù hợp để dùng cho những người bị dị ứng hoặc những người không thể dung nạp được gluten.

Thích hợp với người bị tiểu đường

Bún gạo lứt có chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn so với các loại bún, gạo thông thường. Do đó, khi ăn bún gạo lứt, lượng tinh bột sẽ được chuyển hóa một cách từ từ thành đường, giúp duy trì ổn định lượng glucose trong máu, rất thích hợp với người bị tiểu đường.

Bún gạo lứt là loại thực phẩm thích hợp với người bị tiểu đường
Bún gạo lứt là loại thực phẩm thích hợp với người bị tiểu đường

Những câu hỏi liên quan đến bún gạo lứt giảm cân

Nên ăn bún gạo lứt với liều lượng bao nhiêu?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để bổ sung chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể và hỗ trợ giảm cân hiệu quả, bạn chỉ nên ăn bún gạo lứt từ 2 – 3 lần mỗi tuần.

Cách bảo quản bún gạo lứt

Bạn không nên tích trữ quá nhiều bún gạo lứt mà chỉ nên mua với lượng vừa đủ. Bạn có thể bảo quản bún gạo lứt từ 2 – 3 ngày bằng cách cho nó vào ngăn mát tủ lạnh. Để bảo quản bún gạo lứt khô, bạn chỉ cần đặt chúng ở nơi khô ráo, thoáng mát và không có ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào.

Đối tượng không nên dùng bún gạo lứt để giảm cân?

Mặc dù bún gạo lứt rất giàu chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng thích hợp với các món ăn được chế biến từ nguyên liệu này. Những đối tượng không nên ăn bún gạo lứt bao gồm: Người có bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, người bị bệnh thận, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú,…

Ăn nhiều bún gạo lứt có tốt không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn không nên tiêu thụ quá nhiều bún gạo lứt cùng lúc để tránh tình trạng đầy hơi, khó tiêu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Đồng thời, nên kết hợp bún gạo lứt với nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng khác để đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối.

Cách làm các món ăn từ bún gạo lứt hỗ trợ giảm cân

Bún gạo lứt trộn chay

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Bún gạo lứt 50g
  • Nấm đông cô hoặc nấm mèo
  • Hành lá
  • Gừng
  • Gia vị: Dầu olive, dầu hào chay, nước tương, đường, giấm, nước lọc.

Các bước thực hiện:

  • Sơ chế nguyên liệu: Ngâm nấm đông cô khô trong nước ấm khoảng 30 phút để làm mềm. Sau đó, rửa sạch, cắt nhỏ nấm và thái nhỏ gừng cùng hành lá.
  • Luộc bún gạo lứt: Đun sôi 300ml nước với lửa vừa. Khi nước sôi, cho 50g bún gạo lứt đã rửa sạch và 1/2 muỗng dầu ăn vào nồi. Luộc bún trong khoảng 7 – 10 phút. Khi bún chín, để sợi bún không dính vào nhau hãy ngâm bún trong nước đá khoảng 3 – 5 phút rồi vớt ra để ráo.
  • Pha nước trộn cho bún: Cho vào chén 2 muỗng canh nước tương, 2 muỗng cà phê giấm lên men, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng canh tương ớt, 1 muỗng canh dầu hào chay và 2 muỗng canh nước lọc. Sau đó, khuấy đều hỗn hợp cho đến khi tan hết gia vị.
  • Nấu nước sốt: Phi gừng, hành lá đã băm nhuyễn với 1 muỗng canh dầu olive. Tiếp theo, cho nấm đông cô vào xào cho săn lại. Sau đó, đổ hỗn hợp nước trộn vào và đun cho đến khi hỗn hợp sệt lại.
  • Hoàn thành món bún gạo lứt trộn nước sốt: Khi nước sốt đã sệt lại, trộn bún và nước sốt đến khi bún thấm đều. Bạn cũng có thể thêm dưa leo, hành lá hoặc rau thơm vào để ăn cùng, tùy theo sở thích.
Món bún gạo lứt trộn chay thơm ngon
Món bún gạo lứt trộn chay thơm ngon

Bún gạo lứt ức gà

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Bún gạo lứt: 100g
  • Ức gà: 150g
  • Nấm rơm: 100g
  • Gia vị: Hành tím, hành lá, gừng, rau mùi (ngò), muối, tiêu,…

Các bước thực hiện:

  • Sơ chế ức gà: Loại bỏ mùi của ức gà bằng cách ướp nó muối và gừng, sau đó rửa sạch với nước rồi để ráo. Tiếp theo, cắt ức gà thành miếng vừa ăn. Sau đó, ướp ức gà với hành tím băm nhỏ, muối và tiêu trong khoảng 15 đến 30 phút để gia vị thấm đều.
  • Sơ chế nguyên liệu khác: Rửa sạch nấm rơm rồi cắt thành miếng vừa ăn và để ráo. Thái nhỏ hành lá và rau mùi.
  • Luộc bún: Cho 1 muỗng cà phê muối và 500ml nước rồi đun sôi, sau đó thêm nấm rơm và đun trong khoảng 5 phút. Sau đó, thêm ức gà vào nồi và trụng sơ trong khoảng 2 đến 3 phút, để ức gà mềm và thơm ngọt hơn. Cuối cùng, nêm lại gia vị sao cho vừa ăn rồi tắt bếp.
  • Hoàn thành món bún gạo lứt ức gà: Cho bún gạo lứt ra tô, sau đó thêm vài miếng ức gà, hành lá, mùi, chanh, ớt theo sở thích. Cuối cùng, đổ nước dùng cùng nấm rơm lên là có thể thưởng thức ngay.

Bài viết trên của Mega Korea đã giúp bạn giải đáp bún gạo lứt bao nhiêu calo. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn sử dụng loại bún này thật hiệu quả cho quá trình giảm cân cũng như bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đón xem thêm những thông tin hữu ích về cách giảm cân và bí quyết làm đẹp tại https://megakorea.vn/tin-tuc/.

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận