Mục Lục
Hói đầu là một vấn đề ngoại hình phổ biến hiện nay và làm cho người mắc phải cảm thấy tự ti về diện mạo của mình. Vậy hói đầu là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cách ngăn ngừa hói đầu như thế nào cho hiệu quả? Trong bài viết này, Mega Korea sẽ cung cấp thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về hói đầu cũng như cách phòng ngừa tình trạng này.
Hói đầu là gì?
Hói đầu có thể khiến nhiều người tự ti về ngoại hình, ảnh hưởng đến công việc và các mối quan hệ xã hội. Vậy hói đầu là gì?
Hói đầu là tình trạng tóc rụng nhiều và không cân đối dẫn đến việc nhiều mảng da đầu trở nên trống trơn và không thấy lỗ chân lông. Bệnh hói đầu không phân biệt giới tính, nhưng thường xảy ra nhiều hơn ở nam giới. Trước đây, hói đầu thường xuất hiện ở độ tuổi trên 40, nhưng hiện nay, hói đầu đang có xu hướng trẻ hóa. Có nhiều trường hợp gặp hói đầu sớm ở tuổi 30, thậm chí là 25 hoặc 20 tuổi, khiến cho tình trạng này trở nên ngày càng phổ biến.
Nguyên nhân gây hói đầu
Hói đầu bắt nguồn từ việc các tế bào mầm tóc bị suy yếu, dẫn đến tóc gãy rụng thường xuyên với số lượng lớn. Dưới đây là một số nguyên nhân gây hói đầu phổ biến mà bạn có thể tham khảo:
Rối loạn thần kinh nội tiết
Sự mất cân bằng nội tiết tố chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng hói đầu ở cả nam và nữ. Đặc biệt, rối loạn hậu nội tiết tố nam có liên quan chặt chẽ đến hói tóc ở nam giới.
Tuổi tác
Khi chúng ta bước vào giai đoạn trung niên, cơ thể trải qua nhiều thay đổi tự nhiên như giảm linh hoạt của xương khớp, làn da mỏng hơn và tóc cũng dễ rụng hơn. Theo tuổi tác, da đầu cũng bắt đầu sản xuất ít dầu hơn, điều này làm cho tóc trở nên yếu hơn và dễ gãy rụng, cũng như bắt đầu xuất hiện tóc bạc. Đây là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.
Mang thai và cho con bú
Trong thời kỳ mang thai, sự gia tăng đột ngột của nồng độ estrogen có thể làm thay đổi chu kỳ mọc tóc tạm thời. Tóc của phụ nữ mang thai thường nhanh dài và ít rụng hơn so với bình thường. Tuy nhiên, sau khi sinh, mức estrogen sẽ trở lại bình thường và tóc sẽ rụng nhiều hơn. Các bà mẹ có thể thấy tóc của họ mỏng đi hoặc thậm chí trở nên hói. Nhưng điều này thường là tạm thời và tóc sẽ mọc lại sau một thời gian, nên không cần phải lo lắng.
Căng thẳng (stress)
Tâm lý căng thẳng và lo âu quá mức có thể thay đổi chu kỳ phát triển của tóc và khiến tóc rụng nhanh hơn so với bình thường.
Di truyền
Hói đầu do di truyền thường gặp ở nam giới và thường được gọi là rụng tóc do nội tiết tố nam. Nếu có người thân trong gia đình bị hói đầu thì các thành viên nam khác cũng có nguy cơ cao bị tình trạng này. Điều này liên quan chặt chẽ đến việc tăng nồng độ nội tiết tố nam, làm suy yếu các tế bào mầm tóc và khiến các nang tóc teo lại, dẫn đến việc tóc ít mọc hơn và tăng tình trạng rụng.
Tuyến giáp
Sự hoạt động kém hoặc quá mức của tuyến giáp đều có thể gây ra tình trạng rụng tóc, vì hormone tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tóc. Các bệnh liên quan đến tuyến giáp như bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto và bệnh Graves cũng có thể gây hói đầu.
Hóa chất làm tóc
Việc lạm dụng các sản phẩm như thuốc uốn, thuốc duỗi hoặc thuốc nhuộm cũng như việc sử dụng dầu gội, dầu xả, kem dưỡng tóc chứa nhiều hoá chất quá nhiều cũng có thể tăng nguy cơ rụng tóc.
Bệnh lý
Các bệnh liên quan đến tuyến giáp, tiểu đường, lupus ban đỏ, bệnh thương hàn, lao và bệnh yếu sinh lý ở nam giới có thể làm tình trạng rụng tóc trở nên nghiêm trọng, dẫn đến hói đầu.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc điều trị các bệnh như ung thư, huyết áp, viêm khớp, gút, trầm cảm và tim mạch có thể gây ra rụng tóc.
Hóa trị và xạ trị
Những người đang trong các liệu pháp điều trị như hóa trị và xạ trị có thể gặp khó khăn trong việc tóc mọc lại hoặc tóc mọc lên mỏng và yếu, dễ rụng khi có sự tác động.
Chấn thương thể chất
Khi cơ thể trải qua các vấn đề nghiêm trọng như tai nạn, phẫu thuật, giảm cân đột ngột hoặc các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng cũng có thể làm thay đổi chu kỳ mọc, gây rụng tóc và thậm chí hói đầu. Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp, tóc sẽ mọc lại sau khoảng 2-6 tháng.
Bệnh tự miễn dịch
Rụng tóc từng vùng còn được gọi là bệnh tự miễn dịch, gây hại cho nang tóc và dẫn đến rụng tóc.
Nấm da đầu
Nấm da đầu còn gọi là hắc lào ở da đầu, xảy ra khi nấm lây nhiễm vào da đầu và cuống tóc, gây ra các mảng vảy cục bộ. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nấm da đầu có thể gây sẹo và khiến cho tóc không thể mọc lại.
Chế độ ăn uống kém khoa học
Chế độ dinh dưỡng không cân đối có thể dẫn đến thiếu chất cần thiết để nuôi dưỡng tóc, làm suy yếu sức khỏe tóc và gãy rụng nhiều. Các chất như vitamin D, E, A, kẽm, sắt và selen đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của tóc.
Sử dụng nhiều chất kích thích
Lạm dụng rượu, thuốc lá và các nước uống chứa chất kích thích như trà, cà phê có thể thay đổi nồng độ nội tiết tố và làm thay đổi chu trình phát triển của tóc, gây rụng nhiều tóc, đây cũng được xem là nguyên nhân hói đầu hàng đầu hiện nay.
Dấu hiệu bị hói đầu
Vậy chúng ta đã biết hói đầu là gì và các nguyên nhân dẫn đến hói đầu. Tuy nhiên, vẫn có một số dấu hiệu bị hói đầu mà bạn có thể dễ dàng nhận biết như:
- Tóc mỏng dần ở vùng đỉnh đầu: Điều này thường xuất hiện ở người lớn tuổi. Ở nam giới, tóc thường bắt đầu rụng ở trên trán, còn ở phụ nữ, tóc thường rụng ở phía trước của trán và sâu vào bên trong.
- Tóc rụng từng búi: Tình trạng này thường xuất hiện khi tâm trạng căng thẳng hoặc khi cơ thể gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, khiến cho tóc bị thiếu sức sống. Một nắm tóc có thể rụng ra khi gội hoặc chải đầu, thậm chí là sau khi giật nhẹ. Tuy nhiên, điều này thường chỉ là tạm thời, khi sức khỏe thể chất và tinh thần được ổn định, tóc sẽ mọc lại.
- Mảng vảy trên da đầu: Bệnh hắc lào da đầu thường tạo ra các mảng vảy và thường kèm theo triệu chứng như tóc gãy rụng, sưng đỏ và có mủ.
- Đốm hói hình tròn hoặc loang lổ: Đây là dấu hiệu hói đầu dễ nhận biết nhất khi tóc rụng tại một vị trí cụ thể và tạo thành các đốm hình tròn hoặc loang lỗ trên đầu.
- Rụng tóc toàn thân: Việc sử dụng một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc điều trị ung thư, có thể dẫn đến tình trạng rụng lông và tóc trên toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên, sau đó tóc thường mọc lại nếu tình trạng bệnh thuyên giảm.
>> Xem thêm: Tóc rụng có mọc lại được không? Dấu hiệu tóc mọc lại
Các kiểu hói đầu phổ biến
Một số kiểu hói đầu phổ biến ở nam giới mà chúng ta có thể dễ dàng nhận biết hơn nữ giới như:
- Kiểu chữ M: Tóc thường rụng ở hai bên của trán, tạo thành một hình dáng giống chữ M, thường bắt đầu từ thái dương và kéo dài sâu vào trong.
- Kiểu chữ U: Tóc rụng từ phần giữa trán và tiến vào đỉnh đầu, hình thành một hình dáng tương tự như chữ U. Kiểu hói này còn được gọi là kiểu “móng ngựa.”
- Kiểu chữ O: Tóc rụng ở vùng giữa đỉnh đầu, tạo thành một hình tròn và có thể có nhiều kích thước khác nhau.
Sự khác biệt giữa hói đầu ở nam và nữ
Mặc dù tình trạng hói đầu có thể xảy ra ở cả nam và nữ, tuy nhiên, về cơ bản vẫn có sự khác nhau như sau:
Hói đầu ở nam giới
Nguyên nhân gây hói đầu ở nam giới chủ yếu là do di truyền và có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Phần tóc mất đi thường là ở phía trước trán, đỉnh đầu hoặc hai bên. Hói đầu ở nam giới biểu hiện dưới ba dạng chính là mất tóc theo một đường chân tóc duy nhất, tạo ra một vùng da đầu lộ ra hoặc là mất tóc hoàn toàn.
Hói đầu ở nữ
Tình trạng hói đầu ở nữ ít xảy ra hơn ở nam giới và cũng hiếm khi rụng toàn bộ tóc. Hói đầu ở nữ giới thường khiến cho tóc ở phần đỉnh đầu thưa dần, tuy nhiên đường chân tóc vẫn được giữ lại.
Cách ngăn ngừa hói đầu
Để giảm nguy cơ bị hói đầu, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
- Thả lỏng tóc: Tránh sử dụng các kiểu tóc buộc chặt như đuôi ngựa hoặc bím quá chặt, vì chúng có thể gây hỏng nang tóc. Hãy buộc tóc một cách thoải mái để tránh nguy cơ hói đầu.
- Hạn chế sử dụng nhiệt: Tránh sử dụng máy duỗi tóc hoặc máy uốn tóc quá thường xuyên vì nhiệt độ cao có thể gây hại chân tóc.
- Massage da đầu: Thường xuyên mát xa da đầu có thể kích thích sự phát triển của tóc. Tuy nhiên, không nên làm quá nhiều, vì việc massage da đầu quá mức cũng có thể gây tổn thương cho nang tóc.
- Chế độ ăn uống cân đối: Bổ sung các loại vitamin A, D, E và khoáng chất như sắt, kẽm trong chế độ ăn uống sẽ giúp cải thiện sức khỏe của tóc. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ các chất gây hại cho tóc như rượu, thuốc lá và cafein.
- Bảo vệ tóc: Tia UV từ ánh nắng mặt trời có thể làm khô và hỏng tóc, khiến chúng dễ gãy rụng. Do đó, hãy đội nón và sử dụng sản phẩm dưỡng tóc khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời để bảo vệ tóc.
- Thay đổi thuốc điều trị: Nếu bạn đang sử dụng thuốc để điều trị một vấn đề sức khỏe và có nguy cơ hói tóc, hãy thảo luận với bác sĩ để xem xét việc thay đổi loại thuốc phù hợp hơn.
- Chăm sóc tóc đúng quy trình: Tuân theo các bước chăm sóc tóc bao gồm loại bỏ tế bào chết, gội đầu, xả tóc, ủ tóc và thoa kem dưỡng. Điều này giúp tóc hồi phục, trở nên bóng mượt và mềm mại.
Xem ngay:
- Top 12 cách trị hói đầu bằng dầu dừa hiệu quả
- Top 11 cách trị rụng tóc bằng hành tây hiệu quả tại nhà
Hói đầu có điều trị được không?
Hiện nay có rất nhiều phương pháp để điều trị hói đầu. Tuy nhiên, hiệu quả của từng phương pháp sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân, tình trạng hói cũng như cơ địa của mỗi người. Dưới đây là thông tin về một số cách trị hói đầu phổ biến mà bạn có thể tham khảo.
Điều trị hói đầu bằng phương pháp tự nhiên
- Massage da đầu: Massage da đầu giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm căng thẳng, từ đó thúc đẩy sự phát triển của tóc. Hãy dành ít nhất 4 phút mỗi ngày để nhẹ nhàng massage da đầu bằng cách sử dụng đầu ngón tay di chuyển theo vòng tròn nhỏ với áp lực từ nhẹ đến trung bình. Điều này có thể giúp tóc trở nên khỏe mạnh và mọc nhanh hơn.
- Bổ sung protein: Protein là yếu tố quan trọng giúp tóc khỏe mạnh và thúc đẩy tái tạo tóc. Bạn có thể bổ sung protein cho cơ thể từ các thực phẩm như trứng, cá, thịt và các loại đậu.
- Bổ sung vitamin cần thiết: Các loại vitamin cần thiết cho sự phát triển của tóc bao gồm vitamin B5, vitamin PP (niacinamide), vitamin H (Biotin), L cystine, vitamin B6.
- Bổ sung sắt: Sắt cũng là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của tóc. Một số thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt bò, sò, hàu, rau chân vịt và hạt đậu lăng.
- Sử dụng tinh dầu: Tinh dầu từ các loại thảo mộc như gỗ tuyết tùng, xạ hương, hoa oải hương và hương nhu có thể thúc đẩy mọc tóc. Bạn có thể kết hợp chúng với một ít dầu thực vật như dầu dừa hoặc dầu óc chó để đạt hiệu quả tốt nhất. Để tránh tiềm ẩn tình trạng dị ứng, hãy thử thoa một ít lên một phần da đầu nhỏ trước khi sử dụng trên toàn bộ da đầu.
Chữa trị hói đầu bằng phương pháp y khoa
- Sử dụng thuốc: Các loại thuốc phổ biến để điều trị tình trạng hói đầu bao gồm Minoxidil, Finasteride, Spironolacton.
- Liệu pháp hormone: Trong giai đoạn mãn kinh, việc bổ sung hormone estrogen và progesterone có thể giúp làm chậm quá trình hói tóc ở phụ nữ.
- Liệu pháp Laser: Liệu pháp này sử dụng xung năng lượng thấp để kích thích nang lông mọc tóc, phù hợp cho cả nam và nữ.
- Cấy tóc: Trong phẫu thuật cấy tóc, bác sĩ sẽ lấy tóc từ vùng có nhiều tóc trên da đầu và cấy chúng vào vùng bị hói.
- Tăng sinh mầm tóc: Tăng sinh mầm tóc là phương pháp ứng dụng công nghệ Stem Cell đưa các tế bào gốc vào sâu bên trong da đầu nhằm bổ sung và thay thế lượng tế bào cũ bị tổn thương. Các tế bào gốc mới khoẻ mạnh này sẽ giúp kích thích và nuôi dưỡng nang tóc phát triển, làm cho tóc con mọc nhanh và khoẻ hơn.
- Tiêm huyết tương tiểu cầu giàu protein (PRP): Bác sĩ sẽ lấy một lượng nhỏ máu từ cơ thể và tiêm nó vào vùng bị rụng tóc để thúc đẩy mọc tóc lại.
- Lăn kim: Phương pháp này sử dụng nhiều mũi kim nhỏ để tạo ra các vi điểm trên da đầu, sau đó tiêm thuốc vào để kích thích nang tóc và tăng sự sinh trưởng. Quá trình này thường được thực hiện 3 tuần một lần và thường kết hợp với việc sử dụng các loại thuốc, các loại vitamin để thúc đẩy mọc tóc. Số lần tiêm huyết tương tiểu cầu giàu protein (PRP) sẽ tùy thuộc vào thể trạng của từng bệnh nhân và khả năng hấp thụ thuốc.
Bài viết trên đây của Mega Korea đã giúp bạn giải đáp hói đầu là gì cũng như chia sẻ cách phòng ngừa hói đầu. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn bảo vệ mái tóc của mình thật hiệu quả để tránh được tình trạng hói đầu không mong muốn.
Tôi là Lê Thị Toan, hiện đang là CEO tại Viện Thẩm Mỹ Quốc Tế Mega Korea. Với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực làm đẹp, tôi chịu trách nhiệm sản xuất nội dung trên trang web megakorea.vn, mang đến những thông tin chuyên sâu và cập nhật mới nhất về các phương pháp làm đẹp tiên tiến.