Sau phun môi ăn nước mắm được không? Kiêng trong bao lâu?

Nước mắm là một loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Tuy nhiên, một vấn đề được nhiều chị em thắc mắc là phun môi ăn nước mắm được không. Bài viết sau đây của Mega Korea sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên cũng như chia sẻ thời gian kiêng nước mắm cần thiết sau khi phun môi.

Phun môi ăn nước mắm được không?

Nếu bạn đang thắc mắc sau khi phun môi ăn nước mắm được không thì câu trả lời dành cho bạn là Không. Nước mắm là một sản phẩm được tạo ra bằng cách ướp các loại cá biển (như cá thu, cá nục,…) trong muối và ủ trong vòng 12 – 15 tháng. Nước mắm chứa thành phần dinh dưỡng chủ yếu là chất đạm, acid amin, tripeptide và canxi. Tuy nhiên, các thành phần này có thể gây ra các vấn đề nguy hiểm cho môi sau khi phun môi collagen như:

  • Ngứa ngáy và viêm nhiễm: Nước mắm thường chứa hàm lượng histamine cao, dao động từ 700 – 1.200mg/lít. Histamine có thể gây ra các triệu chứng dị ứng nặng trên da môi.
  • Môi sưng to và đau rát: Hàm lượng protein, canxi cao có trong nước mắm có vai trò thúc đẩy quá trình tự chữa lành của cơ thể nhưng cũng có thể gây ra các phản ứng phụ, làm cho vùng thương tổn trên môi trở nên đau rát và khó chịu.
  • Mất màu môi: Khi nước mắm loãng tiếp xúc với lớp thượng bì môi thì có thể làm trôi màu mực phun, dẫn đến môi trở nên xỉn màu, thâm đen hoặc mất đi tính thẩm mỹ.
Bạn không nên ăn nước mắm sau khi phun môi
Bạn không nên ăn nước mắm sau khi phun môi

Phun môi kiêng nước mắm bao lâu?

Sau khi đã biết được phun môi ăn nước mắm được không thì chúng ta cần biết thời gian kiêng bao lâu là tốt nhất. Theo các chuyên gia thẩm mỹ, sau khi phun môi bạn nên kiêng nước mắm trong vòng 7 – 10 ngày để không gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của môi và tốc độ lên màu. 

Dưới đây là các mốc thời gian cụ thể trong việc kiêng nước mắm sau khi phun môi mà bạn cần biết:

  • Từ 7 – 10 ngày sau khi phun môi: Kiêng nước mắm hoàn toàn để giúp môi hồi phục nhanh chóng.
  • Từ 10 – 30 ngày tiếp theo: Bạn có thể bắt đầu sử dụng nước mắm nhưng cần hạn chế tiêu thụ ít nhất có thể. Bởi lúc này môi vẫn chưa thực sự lên màu đều và ổn định. Mặc dù lớp da môi đã khô, bong tróc và đóng vảy, nhưng lớp da mỏng phía trên cần thời gian để hồi phục hoàn toàn.
  • Sau hơn 1 tháng: Vào thời điểm này, vết thương đã hồi phục hoàn toàn và màu môi đã đẹp đều. Vì vậy, bạn có thể ăn nước mắm như bình thường.

Lưu ý rằng thời gian kiêng nước mắm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của từng người. Do đó, bạn chỉ nên ăn lại nước mắm khi môi đã hoàn toàn hồi phục và đạt được màu sắc mong muốn.

Xem thêm:

Lỡ ăn nước mắm sau khi phun môi có sao không?

Việc ăn nước mắm sau khi phun môi có thể gây ra tình trạng dị ứng, ngứa ngáy và sưng tấy cho vùng da môi. Trong trường hợp bạn lỡ ăn nước mắm sau khi phun môi, bạn nên xử lý theo hướng dẫn sau đây:

  • Rửa da môi bằng nước sạch và bông hoặc băng gạc y tế. Để an toàn hơn, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để sát khuẩn.
  • Uống nhiều nước tinh khiết hoặc nước ép hoa quả để loại bỏ nước mắm trên môi nhanh chóng.
  • Bổ sung thêm trái cây, rau củ quả vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình phục hồi của môi.
  • Nếu bạn có các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy môi sau khi ăn nước mắm, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Việc ăn nước mắm sau khi phun môi có thể gây ra tình trạng dị ứng, ngứa ngáy và sưng tấy cho vùng da môi
Việc ăn nước mắm sau khi phun môi có thể gây ra tình trạng dị ứng, ngứa ngáy và sưng tấy cho vùng da môi

Cách dùng bữa ăn ngon mà không cần nước mắm

Nước mắm là một loại gia vị quen thuộc và không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt. Tuy nhiên, sau khi phun môi, bạn cần kiêng sử dụng gia vị này trong chế độ ăn hàng ngày bởi nó có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của môi. Thay vào đó, bạn có thể dùng hạt nêm, muối hoặc rong biển để tạo hương vị đậm đà cho các món ăn.

Gợi ý một số món ăn ngon không cần nước mắm 

Dưới đây là một số món ăn ngon không cần sử dụng nước mắm mà bạn có thể thêm vào thực đơn ăn uống sau khi phun môi:

  • Các món cháo: Cháo thịt bằm, cháo dinh dưỡng, cháo đậu xanh,…
  • Các món súp: Súp ngô heo nấm, súp rau củ quả, súp chay thập cẩm,…
  • Salad rau củ quả.
  • Các món làm từ thịt heo mà không cần dùng nước mắm khi nấu: Thịt heo xào ớt chuông, thịt heo xào bông cải, bắp cải cuộn thịt heo hấp, canh bí đao nấu thịt heo,…

Giải đáp một số câu hỏi liên quan

Phun môi có ăn mắm nêm được không?

Theo lời khuyên từ bác sĩ, bạn nên hạn chế ăn các sản phẩm chứa mắm nêm sau khi phun môi bởi mắm nêm chủ yếu được làm từ cá và các loại thủy sản. Vị tanh đặc trưng của cá cùng với hàm lượng đạm cao trong mắm nêm có thể gây ngứa, sưng và đau nhức khó chịu trên môi. Ngoài mắm nêm, bạn cũng nên kiêng tương ớt, nước tương, muối tiêu xanh,… để đảm bảo quá trình phục hồi sau phun môi diễn ra tốt nhất.

Phun môi ăn bún mắm được không?

Bún mắm là một món đặc sản của miền Tây, nguyên liệu chính trong nước dùng của món này là mắm cá linh và mắm cá sặc. Món ăn này thường được ăn kèm với rau muống, bông súng và giá.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng thành phần của bún mắm bao gồm nhiều thực phẩm cần kiêng sau khi phun môi như rau muống và mắm cá. Sử dụng những thực phẩm này có thể gây sẹo lồi, viêm nhiễm và cảm giác đau nhức kéo dài cho môi. Vì vậy, sau khi phun môi bạn cần kiêng ăn bún mắm.

Phun xăm môi có ăn mắm tôm được không?

Sau khi phun xăm môi, bạn không được mắm tôm bởi mắm tôm chứa nhiều peptide, có thể làm mất màu mực ở lớp thượng bì, khiến cho môi bị nhạt màu. Ngoài ra, mắm tôm chứa một lượng lớn vi khuẩn có thể gây viêm nhiễm và mụn trên da môi.

Bên cạnh đó, độ mặn quá mức trong mắm tôm có thể gây kích thích và làm tổn thương vết thương ở vùng môi chưa lành hoàn toàn. Do đó, để bảo vệ sức khỏe của bạn và giúp môi phục hồi nhanh chóng sau khi phun môi, bạn nên kiêng mắm tôm cho đến khi môi đã hoàn toàn lành lặn, thường là khoảng 1 tháng sau quá trình phun môi.

Không nên ăn mắm tôm sau khi phun môi
Không nên ăn mắm tôm sau khi phun môi

Phun môi ăn mắm ruốc được không?

Mắm ruốc được làm chủ yếu từ moi và tép biển, sau đó được ủ lên men với muối. Tương tự như nước mắm, sau khi phun môi, bạn cũng không nên ăn mắm ruốc vì thực phẩm này có vị tanh và chất đạm cao, có thể gây ra các phản ứng không mong muốn trên vùng môi vừa phun.

Hơn nữa, mắm ruốc cũng có thể làm cho vết thương sưng lên hoặc thâm hơn. Vị mặn của mắm ruốc cũng làm cho quá trình lành vết thương diễn ra chậm hơn so với việc không sử dụng. Vì vậy, để giúp môi nhanh phục hồi, bạn nên hạn chế tiêu thụ mắm ruốc.

Bài viết trên đây của Mega Korea đã giúp bạn giải đáp thắc mắc phun môi ăn nước mắm được không. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chế độ kiêng khem sau khi phun môi để giúp môi hồi phục nhanh chóng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *