Ăn ngô có béo không? Cách ăn ngô giảm cân hiệu quả

Ngô (hay còn gọi là bắp) là một loại thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống và được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, ít người biết rằng ngô bao nhiêu calo và ăn ngô có béo không? Hãy cùng Mega Korea tìm hiểu những thông tin trên trong bài viết sau đây.

Ngô ngọt bao nhiêu calo?

Ngô ngọt là loại thực phẩm phổ biến và xuất hiện phổ biến trong các thực đơn giảm cân. Vậy ngô ngọt bao nhiêu calo?

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 100g ngô ngọt (bắp Mỹ) có khoảng 86 calo. 

Ăn ngô có béo không?

Bên cạnh ngô bao nhiêu calo thì việc ăn ngô có béo không cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Như đã chia sẻ ở trên, lượng calo ngô chỉ ở mức trung bình, khoảng 86 calo trong 100g. Do đó, việc ăn bắp với lượng vừa phải sẽ không gây béo. Ngoài ra, trong bắp còn chứa nhiều chất xơ và nước, giúp tạo cảm giác nhanh no và no lâu, từ đó hạn chế ăn vặt, giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Ăn ngô luộc có béo không?

Liệu ăn ngô luộc có béo không? Ngô luộc là một món ăn phù hợp với những người đang trong quá trình giảm cân bởi lượng calo ngô luộc chỉ ở mức trung bình. Bạn có thể bổ sung ngô luộc từ 2 – 3 lần trong thực đơn ăn kiêng của mình để giảm cân hiệu quả.

Ăn ngô nướng có béo không?

Cũng tương tự như ngô luộc, nếu bạn ăn ngô nướng với lượng vừa phải và tần suất phù hợp sẽ giúp giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên thêm bất kỳ gia vị hay dầu mỡ vào ngô nướng để tránh làm tăng lượng calo trong món ăn gây ảnh hưởng đến cân nặng.

Ăn ngô nếp có béo không?

Ngô nếp là loại ngô được nhiều người yêu thích bởi độ dẻo mềm của hạt ngô và hương vị thơm ngon tự nhiên. Các thành phần dinh dưỡng và lượng calo ngô nếp cũng gần giống với các loại ngô khác. Do đó, nếu bạn đang có kế hoạch giảm cân với ngô nếp thì cần lựa chọn loại ngô nếp tự nhiên, không bị biến đổi gen và có tần suất ăn khoa học.

Ăn ngô nếp với lượng vừa phải sẽ không gây tăng cần mà còn giúp giảm cân hiệu quả
Ăn ngô nếp với lượng vừa phải sẽ không gây tăng cần mà còn giúp giảm cân hiệu quả

Ăn bỏng ngô có béo không?

Bỏng ngô được xem là món ăn vặt yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, việc ăn bỏng ngô quá nhiều và thường xuyên sẽ khiến bạn bị tăng cân nhanh chóng. Bởi trong bỏng ngô chứa một lượng lớn chất béo, nguyên nhân chính dẫn đến việc tích tụ mỡ thừa và tăng cân.

Xem thêm:

Cách ăn bắp giảm cân hiệu quả

Sau khi đã biết được thông tin ngô bao nhiêu calo cũng như ăn ngô có béo không thì bạn có thể tham khảo một số món ăn được chế biến từ bắp sau đây để giúp quá trình ăn kiêng giảm cân đạt hiệu quả tốt nhất:

  • Ngô luộc hoặc hấp: Đây là cách chế biến đơn giản nhất giúp giữ lại nhiều dưỡng chất trong ngô và có ít calo nhất.
  • Súp ngô ngọt: Món ăn này được làm từ ngô ngọt, nấm, bột năng, thịt gà hoặc trứng gà. Đây là món ăn đầy đủ dinh dưỡng, phù hợp cho bữa sáng hoặc bữa tối nhẹ trong thực đơn giảm cân.
  • Salad ngô thanh đạm: Món ăn này bao gồm các nguyên liệu như ngô ngọt, các loại rau củ quả và nước sốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể tùy ý kết hợp thêm các thực phẩm mà mình yêu thích để cung cấp nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất phong phú cho cơ thể trong quá trình giảm cân.
  • Nấm kho ngô ngọt: Đây là một món chay lạ miệng, giàu protein thực vật, chất xơ và không gây tăng cân.

Lợi ích của bắp đối với sức khỏe

Không chỉ quan tâm đến việc ăn ngô có béo không thì chúng ta cũng nên quan tâm đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe đến từ việc ăn bắp như:

  • Hỗ trợ hệ tiêu hoá: Chất xơ không hòa tan trong bắp giúp phát triển vi khuẩn có lợi trong ruột già, thúc đẩy quá trình chuyển đổi chất xơ thành axit béo ngắn, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hoá.
  • Tốt cho người tiểu đường: Chất xơ trong bắp làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn thành đường, giúp kiểm soát nồng độ đường trong máu.
  • Phòng chống ung thư: Bắp chứa chất chống oxy hóa như beta-cryptoxanthin và chất xơ cao, giúp bảo vệ tế bào khỏi bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư phổi và ung thư vú.
  • Cải thiện trí nhớ: Hàm lượng vitamin B1 trong bắp có thể giúp giảm thiểu tình trạng đầu óc mệt mỏi và suy giảm trí nhớ.
  • Ngăn ngừa bệnh tim mạch: Chất xơ hoà tan và vitamin B trong bắp có khả năng hỗ trợ giảm cholesterol và homocysteine trong cơ thể, giúp ngăn ngừa bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
  • Tốt cho phụ nữ mang thai: Bắp chứa folate (vitamin B9) giúp ngăn ngừa sảy thai và khuyết tật ở thai nhi. Ngoài ra, vitamin B9 còn giúp thai thi tổng hợp tế bào mới và tăng cường sức khỏe.
  • Tăng cường sức khỏe mắt: Flavonoid trong bắp có thể hỗ trợ bảo vệ mắt khỏi thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thế và giúp tăng cường thị lực. 
  • Giảm tình trạng thiếu máu: Bắp cung cấp vitamin B12, axit folic và sắt, giúp tăng cường quá trình sản xuất tế bào hồng cầu trong cơ thể, hạn chế nguy cơ thiếu máu.
Ngô mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe
Ngô mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe

Một số lưu ý khi ăn ngô

Mặc dù ngô mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và là bí quyết giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điều sau đây để tránh gây hại cho cơ thể khi ăn ngô:

  • Bạn không nên ăn quá nhiều ngô cùng lúc vì chất xơ và các chất dinh dưỡng trong ngô có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn đường tiêu hóa, tác động xấu đến dạ dày.
  • Không ăn nhiều ngô sau 7 giờ tối bởi lúc này khả năng hấp thụ dinh dưỡng và đốt cháy calo trong cơ thể đã giảm đi đáng kể, có thể gây ra tình trạng thừa calo, tích tụ mỡ thừa. Tốt nhất là bạn nên ăn ngô vào buổi sáng để có thể có đủ thời gian hấp thụ toàn bộ chất dinh dưỡng trong ngô.
  • Không sử dụng các loại ngô ngọt biến đổi gen hoặc không rõ nguồn gốc, đặc biệt là những sản phẩm đóng hộp hoặc đông lạnh. Ưu tiên sử dụng ngô tươi ngon và có nguồn gốc rõ ràng.
  • Một số người có thể gặp dị ứng sau khi ăn ngô, gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, phát ban hoặc khó thở. Nếu bạn có bất kỳ biểu hiện dị ứng nào sau khi ăn ngô, hãy nhanh chóng đến khám tại các cơ sở y tế để được xem xét và điều trị kịp thời. Ngoài ra, những người bị dị ứng ngô cũng không phù hợp với các sản phẩm được chế biến từ ngô như siro ngô, sữa ngô.

Bài viết trên đây của Mega Korea đã giúp bạn giải đáp thắc mắc ăn ngô có béo không. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn sử dụng ngô thật đúng cách để đạt được những lợi ích về sức khỏe cũng như cân nặng của bản thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *