Với nhiều nguyên liệu chế biến khác nhau như thịt, tôm, mực, xúc xích, rau, mì cay có hương vị rất thơm ngon và được nhiều người yêu thích, đặc biệt là các bạn trẻ. Vậy mì cay bao nhiêu calo? Và ăn mì cay có béo không? Hãy cùng Mega Korea tìm hiểu về hàm lượng calo có trong mì cay trong bài viết dưới đây.
Mì cay bao nhiêu calo?
Mì cay là một món ăn thơm ngon và hấp dẫn, được chế biến từ nhiều nguyên liệu như mì, tôm, thịt heo, thịt bò, mực, xúc xích, rau, nấm. Vậy mì cay bao nhiêu calo? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 1 tô mì cay có khoảng 600 – 800 calo. Tuy nhiên, lượng calo mì cay cũng có thể thay đổi tùy theo lượng nguyên liệu và cách nêm nếm gia vị. Dưới đây là thông tin về lượng calo có trong một số loại mì cay phổ biến hiện nay:
- 1 tô mì cay hải sản có khoảng 719 calo.
- 1 tô mì cay thịt bò có khoảng 669 calo.
- 1 tô mì cay Hàn Quốc có khoảng 545 calo.
- 1 tô mì cay Việt Nam có từ 300 – 400 calo.
Ăn mì cay có béo không?
Sau khi đã biết mì cay bao nhiêu calo thì ăn mì cay có béo không cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo thông tin đã chia sẻ ở trên, lượng calo mì cay ở mức rất cao, khoảng 600 – 800 calo 1 tô mì cay. Đây là hàm lượng calo tương đương với lượng calo cần nạp vào cơ thể của người trưởng thành trong mỗi bữa ăn chính (khoảng 667 calo). Do đó, bạn có thể sử dụng mì cay để thay thế cho 1 bữa ăn chính trong ngày. Tuy nhiên, nếu bạn ăn một tô mì cay có lượng calo cao hơn 667 calo thì có thể gây ra tình trạng tăng cân.
Ngoài ra, trong mì cay còn có hàm lượng tinh bột và chất béo bão hòa khá cao, có thể gây tích tụ mỡ thừa trong cơ thể và làm bạn béo lên.
Cách ăn mì cay không tăng cân
Sau khi tìm hiểu thông tin về mì cay bao nhiêu calo thì chúng ta cần biết cách để thưởng thức món mì cay hấp dẫn một cách thoải mái mà không lo tăng cân.
Thêm nhiều loại rau xanh khi nấu mì cay
Rau xanh không chỉ chứa ít calo mà còn mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe và giúp làn da trẻ nên khỏe đẹp hơn. Do đó, việc thêm nhiều loại rau xanh khi nấu mì cay sẽ giúp cân bằng chế độ dinh dưỡng cho bản thân, đồng thời giúp no nhanh hơn, hạn chế lượng calo nạp vào cơ thể.
Hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất bảo quản khi nấu mì cay
Thịt ba chỉ và xúc xích là những nguyên liệu chứa nhiều mỡ. Do đó, không nên sử dụng quá nhiều khi nấu mì cay để tránh tăng cân. Ngoài ra, các chất bảo quản và mỡ động vật cũng có thể gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, tăng cân hoặc thậm chí là béo phì. Bạn có thể cân nhắc sử dụng thịt ức gà, cá phi lê, trứng trần để thay thế 2 thực phẩm này khi nấu mì cay.
Không nên thêm dầu ăn khi nấu mì cay
Thông thường, trong mì gói đã chứa một lượng dầu mỡ nhất định. Bên cạnh đó, các nguyên liệu như thịt, cá cũng tiết ra mỡ trong quá trình nấu ăn, do đó bạn không nên thêm dầu ăn để hạn chế lượng chất béo, giảm nguy cơ tăng cân.
Kiểm soát tần suất ăn mì cay
Những người đang trong chế độ giảm cân chỉ nên ăn mì cay từ 1 đến 2 lần mỗi tuần. Ngoài ra, bạn cũng nên giảm dần tần suất ăn mì cay để có thể duy trì cân nặng ổn định và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Uống nhiều nước trước khi ăn mì cay
Việc uống nước trước khi ăn mì cay sẽ tạo ra hiện tượng no giả. Từ đó, giảm cảm giác đói bụng, thèm ăn và hạn chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể, tránh tình trạng dư calo, gây tăng cân nhanh chóng.
Đối tượng không nên ăn mì cay
Mặc dù mì cay là một món ăn thơm ngon, hấp dẫn, tuy nhiên, những đối tượng sau đây nên hạn chế ăn mì cay:
- Người mắc các vấn đề về tim mạch
Những người mắc các bệnh lý về tim mạch như xơ vữa động mạch, mỡ trong máu không nên ăn mì cay. Bởi vì trong mì cay chứa hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol khá cao, có thể khiến tình trạng bệnh năng thêm khi ăn.
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú
Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú nên hạn chế ăn mì cay. Bởi vị cay nồng trong mì cay có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, chất lượng nước ối và máu, không tốt đối với sức khỏe thai nhi. Ngoài ra, việc ăn mì cay quá nhiều còn gây ra tình trạng nóng trong người, nhiệt miệng và táo bón, rất bất tiện cho bà bầu, đặc biệt là trong giai đoạn cuối thai kỳ.
- Người mắc các vấn đề liên quan đến dạ dày
Người có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản không nên ăn mì cay vì có thể làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn, tăng nguy cơ bị viêm túi mật, sỏi mật và ung thư dạ dày.
- Trẻ em
Hệ tiêu hóa ở trẻ em thường chưa hoàn thiện, vì vậy rất dễ bị kích ứng khi ăn mì cay, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Ngoài ra, ăn mì cay còn có thể khiến trẻ em bị sưng hoặc bỏng ở lưỡi và môi.
Bài viết trên đây của Mega Korea đã giúp bạn giải đáp mì cay bao nhiêu calo cũng như chia sẻ đến bạn cách ăn mì cay không tăng cân. Hy vọng bạn có thể áp dụng trong quá trình ăn mì cay để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và không bị tăng cân.
Tôi là Lê Thị Toan, hiện đang là CEO tại Viện Thẩm Mỹ Quốc Tế Mega Korea. Với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực làm đẹp, tôi chịu trách nhiệm sản xuất nội dung trên trang web megakorea.vn, mang đến những thông tin chuyên sâu và cập nhật mới nhất về các phương pháp làm đẹp tiên tiến.