Vải bao nhiêu calo? Ăn vải có béo không?

Vải là một loại trái cây được rất nhiều người yêu thích bởi hương vị thanh ngọt và hàm lượng dinh dưỡng cao. Vậy vải bao nhiêu calo? Ăn vải có béo không? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Mega Korea để nắm được hàm lượng calo có trong vải cũng như cách ăn vải không tăng cân nhé.

Vải bao nhiêu calo?

Vải hay vải thiều là một loại trái cây vô cùng thơm ngon, có vị ngọt và nhiều nước mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Vậy vải bao nhiêu calo? Vải thiều bao nhiêu calo? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g vải tươi sẽ có khoảng 66 calo. Đây là lượng calo bình quân của nhiều loại vải, trong đó bao gồm cả vải thiều. Lượng calo này tương đương với lượng calo trong 1 quả táo.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm lượng calo của các món vải khác như:

  • Một ly trà vải chứa khoảng 125 calo. Tuỳ thuộc vào cách pha chế cũng như lượng vải, đường,… có trong 1 ly trà vải là bao nhiêu mà lượng calo sẽ có sự thay đổi.
  • Trong 100gr vải khô chứa khoảng 66 calo (tương đương với vải tươi). Điểm khác biệt ở đây là vải khô đã được làm mất nước thông qua quá trình sấy khô, lúc này trái vải trở nên sẫm màu hơn, khô ráo hơn với lớp vỏ giòn rất phù hợp để ăn vặt.
Trong 100g vải tươi sẽ có khoảng 66 calo
Trong 100g vải tươi sẽ có khoảng 66 calo

Xem thêm:

Ăn vải có béo, có mập không?

Vậy là chúng ta đã biết trong 100gr vải bao nhiêu calo, với lượng calo này thì việc ăn vải được đánh giá là không gây béo hay gây mập. Ngoài ra, trong vải còn có hàm lượng chất xơ, vitamin dồi dào hỗ trợ loại bỏ độc tố trong cơ thể và giúp giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn là một người cuồng vải, ăn vải quá nhiều trong một lần thì có thể gây tăng cân mất kiểm soát vì trong trái vải chứa hàm lượng đường khá cao. Do đó, vải tuy ít calo nhưng bạn chỉ nên ăn một lượng vừa phải và không thay thế vải cho các bữa ăn chính trong ngày. 

Để hiểu rõ hơn lý do vì sao ăn vải không mập thông qua lượng calo thì bạn hãy tìm hiểu thêm về calo in calo out của người trưởng thành là bao nhiêu.

Gợi ý các món ăn từ vải không gây tăng cân

Mặc dù chúng ta đã biết nếu ăn vải với lượng vừa phải thì không gây tăng cân, tuy nhiên cách chế biến các món ăn từ vải cũng gây ảnh hưởng đến lượng calo nạp vào cơ thể. Để kiểm soát tốt cân nặng khi ăn vải, bạn có thể tham khảo các cách chế biến món ăn từ vải sau đây:

Ăn vải trực tiếp

Khi ăn vải thiều tươi, thường thì chúng ta sẽ bỏ lớp vỏ lụa trắng bên ngoài. Tuy nhiên chúng ta có thể ăn luôn cả lớp vỏ lụa trắng ấy để không gây nóng cho cơ thể và làm gia tăng vị ngọt, tuy nhiên ban đầu nó sẽ có vị hơi chát.

Trà vải

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1 hộp vải ngâm
  • 1 gói trà túi lọc
  • 120ml nước sôi
  • 2 muỗng canh đường

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Ngâm 1 gói trà túi lọc vào 1 ly nước sôi 120ml trong khoảng 1-2 phút rồi lấy túi lọc ra.
  • Bước 2: Cho đường vào ly trà và khuấy đều cho đến khi đường tan hoàn toàn. Bạn có thể điều chỉnh lượng đường theo khẩu vị riêng của mình.
  • Bước 3: Dằm 1 quả vải ngâm và cho vào bình lắc.
  • Bước 4: Tiếp theo, cho thêm 30ml nước vải ngâm cùng và 120ml nước trà đã pha đường vào bình lắc. Sau đó, thêm đá, đậy nắp và lắc đều bình.
  • Bước 5: Đổ nước trà vải ra ly là bạn đã hoàn thành món trà vải thơm ngon.

Chè vải hạt sen

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 10 – 15 quả vải (khoảng 350g)
  • 200g hạt sen
  • Đường phèn

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Rửa vải sạch và để ráo nước. Sau đó, tách vỏ và loại bỏ hạt, chỉ giữ lại phần thịt vải.
  • Bước 2: Rửa sạch hạt sen và loại bỏ tim sen để hạn chế vị đắng.
  • Bước 3: Luộc hạt sen trong nước sôi khoảng 10 phút, sau đó vớt ra để ráo.
  • Bước 4: Đặt từng hạt sen vào phần thịt vải, ngay tại vị trí hạt đã được loại bỏ.
  • Bước 5: Đun sôi nước đã ninh hạt sen, sau đó thêm phần vải đã nhồi hạt sen và phần hạt sen còn lại vào rồi đun thêm 10 phút nữa.
  • Bước 6: Cho đường vào và khuấy đều cho đến khi tan hết, sau đó nêm nếm lại cho vừa miệng rồi tắt bếp.
  • Bước 7: Bạn có thể cho chè vải hạt sen vào trong tủ lạnh từ 1-2 tiếng trước khi thưởng thức để ăn ngon hơn.
Chè vải hạt sen
Chè vải hạt sen

Salad vải

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Vải thiều
  • Xà lách
  • Một số nguyên liệu khác tùy thích như tôm, bạc hà, xoài, bơ, nước cốt chanh, giấm táo,…

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch vải, loại bỏ vỏ và tách hạt.
  • Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu sống (hải sản) rồi mang đi hấp.
  • Bước 3: Rửa sạch các loại rau củ và trái cây, sau đó cắt chúng thành miếng nhỏ vừa ăn.
  • Bước 4: Pha nước sốt hoặc dùng trực tiếp các loại nước sốt mua được như sốt mè rang, sốt dầu giấm,… Lưu ý, nước sốt cũng có thể tác động đến lượng calo trong món ăn, vì vậy hãy lựa chọn cẩn thận.
  • Bước 5: Trộn đều các thành phần đã chuẩn bị, sau đó nêm nếm lại gia vị theo khẩu vị rồi cho ra đĩa là có thể thưởng thức.

Tác dụng của vải đối với sức khỏe

Vải mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe như:

  • Hỗ trợ làm đẹp da: Vải chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp thúc đẩy sự phục hồi da, cải thiện tuần hoàn máu, xóa bỏ nếp nhăn và vết thâm, khiến làn da trở nên rạng ngời, đầy sức sống và trẻ trung.
  • Hỗ trợ tim mạch: Dưỡng chất polyphenol và flavonoid trong vải có khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách tăng cường chức năng mạch máu và ngăn ngừa các vấn đề tim mạch. Ngoài ra, vải còn cung cấp lượng lớn vitamin C, giúp bảo vệ tim khỏi nguy cơ các vấn đề như nhồi máu cơ tim.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch: Kali và natri có trong vải có tác dụng giúp điều hòa huyết áp. Đồng thời, vitamin B3 (niacin) trong vải cũng có khả năng giúp giảm thiểu nguy cơ đột quỵ, tổn thương oxy hóa và xơ vữa động mạch.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Vải chứa hàm lượng vitamin C khá cao, giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật, đặc biệt là bệnh cảm cúm.
  • Phòng ngừa ung thư: Hàm lượng flavonoid, polyphenol và các chống oxy hóa trong vải có khả năng ức chế sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư. Ngoài ra, lượng vitamin C trong vải cũng có thể giúp trung hòa các gốc tự do, ngăn ngừa sự lây lan của các tế bào ung thư.

Ăn nhiều vải có tốt không?

Mặc dù vải mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng bạn cũng không nên tiêu thụ quá nhiều vải một lúc để tránh gây ra các tác hại cho cơ thể như:

  • Lượng đường quá cao trong vải có thể dẫn đến mức đường trong máu vượt quá khả năng xử lý của gan, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đái tháo đường, béo phì.
  • Khi ăn quá nhiều vải một lúc, cơ thể sẽ tăng tiết insulin để giảm đường trong máu, gây ra tình trạng đường máu thấp (hay còn gọi là say vải) với các biểu hiện như buồn nôn, chóng mặt, ra mồ hôi lạnh, và sự không ổn định.
  • Tiêu thụ quá nhiều vải có thể làm cơ thể nóng trong, nhiệt miệng và gây ra các vấn đề da như mụn, nhọt hoặc vết ban đỏ.

Do đó, bạn không nên ăn quá nhiều vải một lúc. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người lớn chỉ nên ăn dưới 10 quả/lần và không nên vượt quá 1-2 lần/ngày. Đối với trẻ em, chỉ nên ăn từ 3-4 quả/lần. 

Không nên ăn quá nhiều vải cùng một lúc
Không nên ăn quá nhiều vải cùng một lúc

Một số lưu ý khi ăn vải

Để việc ăn vải không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Không nên ăn khi đói: Vải thiều chứa hypoglycin A, một chất độc có thể làm suy giảm việc tạo glucose trong cơ thể, gây ra nguy cơ hạ đường huyết. Điều này có thể dẫn đến triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, mất trí nhớ, thậm chí gây tử vong.
  • Hạn chế lượng tiêu thụ: Việc ăn quá nhiều vải có thể gây nóng gan, nóng trong cơ thể, đau rát họng và nhiệt miệng. Tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn với các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
  • Không vải chưa chín: Việc ăn vải chưa chín có thể gây ngộ độc với các triệu chứng như co giật, mất ý thức và thậm chí là sưng não cấp tính. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ăn một lượng lớn vải chưa chín chứa axit methylene cyclopropyl axetic có thể gây ra bệnh não do hạ đường huyết ở trẻ em.
  • Không ăn hạt vải: Hạt vải chứa độc tố tự nhiên có thể gây hại cho cơ thể con người.
  • Không ăn vải sau 7 giờ tối: Việc ăn vải sau 7 giờ tối có thể khiến cơ thể không kịp chuyển hóa năng lượng, gây tích tụ mỡ thừa và tăng cân nhanh chóng.

Như vậy, thắc mắc trà vải bao nhiêu calo cũng như ăn vải có béo không đã được Mega Korea giải đáp chi tiết trong bài viết trên đây. Hy vọng bạn có thể sử dụng vải thật hợp lý để bồi bổ sức khỏe cho bản thân mà không gây ảnh hưởng đến cân nặng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *