Ăn bún có béo không? Cách ăn bún giảm cân hiệu quả

Bún là một món ăn cực kỳ phổ biến, được rất nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon, dễ ăn và dễ chế biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết bún bao nhiêu calo và ăn bún có béo không? Theo dõi ngay bài viết sau đây của Mega Korea để biết được lượng calo trong bún và cách ăn bún giảm cân hiệu quả nhé.

Bún bao nhiêu calo?

Trước khi tìm hiểu ăn bún có béo không thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bún được làm từ gì và lượng calo trong bún. 

Bún là một món ăn quen thuộc và được ưa chuộng tại Việt Nam. Bún thường được làm từ bột gạo tẻ hoặc bột gạo lứt, có dạng sợi tròn dài, mềm mịn và có màu trắng đục hoặc trắng trong tùy theo loại bún.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g bún tươi sẽ có khoảng 110 calo và 100g bún khô sẽ có khoảng 130 calo. Ngoài ra, việc chế biến bún với các loại thực phẩm khác cũng sẽ làm thay đổi lượng calo có trong nó. Dưới đây là thông tin về lượng calo có trong một số món bún phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

STTTên món búnHàm lượng calo trong 1 tô (1 phần)
1Bún riêu482 calo
2Bún riêu cua414 calo
3Bún riêu ốc531 calo
4Bún chả390 calo
5Bún đậu mắm tôm550 calo
6Bún bò Huế479 calo
7Bún bò Huế có giò622 calo
8Bún xào570 calo
9Bún mắm480 calo
10Bún thịt nướng451 calo
11Bún thịt nướng chả giò598 calo
12Bún măng485 calo
13Bún mọc514 calo
14Canh bún296 calo

Ăn bún có béo không?

Vậy với thông tin lượng calo của bún trên thì ăn bún có béo không? Như đã đề cập, lượng calo trong các loại bún thường dao động trong khoảng 300 – 600 calo trong 1 tô. Do đó, nếu bạn dùng bún để thay thế cho các bữa chính thì sẽ không bị béo. Tuy nhiên, bạn cũng cần tính toán sao cho lượng calo từ các món bún mà bạn ăn vào không vượt quá lượng calo cần nạp vào cơ thể mỗi bữa chính (khoảng 667 calo) để tránh gây tăng cân không mong muốn.

Vậy ăn bún riêu có mập không? Lượng calo của các loại bún riêu chỉ dao động trong khoảng 500 calo trong 1 tô. Vì thế, nếu bạn ăn ở lượng vừa đủ, kết hợp thêm các loại rau xanh thì sẽ không bị mập.

Ăn bún với một lượng vừa phải sẽ không gây tăng cân
Ăn bún với một lượng vừa phải sẽ không gây tăng cân

Xem thêm:

Cách ăn bún giảm cân hiệu quả

Sau khi đã biết được ăn bún có béo không thì bạn nên tham khảo cách ăn bún sau đây để giảm cân hiệu quả cũng như tốt cho sức khỏe.

Không ăn bún quá nhiều

Để đảm bảo sức khỏe, hãy duy trì một tần suất ăn bún hợp lý. Tiêu thụ quá nhiều và thường xuyên bún có thể gây rắc rối cho hệ tiêu hóa của bạn, dẫn đến tình trạng đầy hơi và khó tiêu khó chịu. Chỉ nên ăn bún khoảng từ 2 đến 3 lần mỗi tuần là tốt nhất.

Thời điểm ăn bún phù hợp

Nếu bạn muốn ăn bún giảm cân thì thời điểm ăn tốt nhất là vào buổi sáng. Theo đó, một tô bún nóng hổi sẽ mang đến nguồn năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. Ngoài ra, ăn bún buổi sáng còn giúp cơ thể có đủ thời gian để tiêu hóa toàn bộ năng lượng và chất dinh dưỡng trong bún.

Kết hợp đa dạng rau củ

Việc kết hợp các loại rau củ khi ăn bún sẽ giúp cung cấp nguồn chất xơ dồi dào cho cơ thể, tăng cường hệ tiêu hóa và thúc đẩy quá trình chuyển hóa trong cơ thể, từ đó hạn chế được tình trạng tích tụ mỡ thừa gây tăng cân.

Kết hợp với luyện tập thể dục, thể thao

Việc kết hợp giữa chế độ ăn uống lành mạnh và chế độ luyện tập khoa học sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả, an toàn. Do đó, nếu bạn muốn ăn bún giảm cân thì cần tạo cho mình một chế độ ăn uống cân bằng và luyện tập thể thao phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất.

Một số món bún hỗ trợ giảm cân

Dưới đây là một số món bún hỗ trợ giảm cân tốt nhất mà bạn có thể tham khảo.

Bún gạo lứt khô nấu ức gà

Chuẩn bị nguyên liệu:

Cách làm:

  • Bước 1: Ức gà rửa sạch rồi cắt hoặc xé thành từng miếng vừa ăn. 
  • Bước 2: Xào sơ ức gà và một chút muối để thịt gà thấm vị hơn.
  • Bước 3: Luộc chín bún gạo lứt.
  • Bước 4: Cà chua, hành tây rửa sạch rồi thái mỏng.
  • Bước 5: Cho cà chua, hành tây đã thái vào nồi nước và đun lên. Sau khi nước sôi thì cho thịt gà đã xào vào, nêm nếm thêm gia vị sao cho vừa ăn. Tiếp tục đun sôi với lửa nhỏ trong vòng 5 phút thì tắt bếp.
  • Bước 6: Cho bún vào tô, đổ nước dùng lên cùng một ít hành ngò là có thể thưởng thức.

Bún gạo lứt xào rau củ

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Nấm đùi gà
  • Cà rốt, hành tây
  • Ớt chuông
  • Đậu hũ chiên
  • Bún gạo lứt

Cách làm:

  • Bước 1: Mang toàn bộ rau củ đã chuẩn bị đi rửa sạch rồi cắt thành từng miếng vừa ăn.
  • Bước 2: Chiên đậu hũ sao cho vàng đều các mặt.
  • Bước 3: Luộc chín bún gạo lứt.
  • Bước 4: Xào rau củ với một chút muối, sau đó cho đậu hũ đã chiên cùng bún gạo lứt đã luộc chín vào, đảo đều. 
  • Bước 5: Nêm nếm thêm gia vị sao cho vừa miệng rồi tắt bếp là hoàn thành.
Bún gạo lứt xào rau củ
Bún gạo lứt xào rau củ

Bún trộn thịt bò

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Thịt bò
  • Nấm đùi gà
  • Cà rốt, cải bó xôi
  • Hành tây
  • Bún gạo lứt

Cách làm:

  • Bước 1: Mang toàn bộ rau củ đã chuẩn bị đi rửa sạch, cắt thành miếng vừa ăn rồi luộc sơ.
  • Bước 2: Thịt bò rửa sạch rồi cắt nhỏ.
  • Bước 3: Xào toàn bộ rau với một ít muối, rồi cho thêm thịt bò, bún gạo lứt vào xào cùng. 
  • Bước 4: Nêm nếm lại gia vị sao cho vừa ăn là có thể thưởng thức.

Thực đơn giảm cân với bún

Để giảm cân với bún hiệu quả, bạn có thể tham khảo thực đơn giảm cân trong bảy ngày với bún sau:

Ngày 1

  • Bữa sáng: Ăn 1 bát cháo yến mạch
  • Bữa trưa: Ăn cơm trắng, cá hồi áp chảo và 1 đĩa rau luộc
  • Bữa phụ: Ăn 1 cái bánh bao chay
  • Bữa tối: Ăn một phần bún tươi xào rau xào và uống 1 ly sữa đậu nành

Ngày 2

  • Bữa sáng: Ăn 1 khoai lang luộc cùng 1 ly sữa tươi
  • Bữa trưa: Ăn cháo yến mạch hầm xương kèm rau luộc
  • Bữa phụ: Ăn 1 bát cháo trắng
  • Bữa tối: Ăn 1 chén cơm gạo lứt kèm salad rau củ và 1 ly sữa tươi không đường

Ngày 3

  • Bữa sáng: Ăn 1 phần bánh mì trứng ốp la
  • Bữa trưa: Ăn bún tươi cùng nước xương hầm
  • Bữa phụ: Ăn vài lát bánh mì đen
  • Bữa tối: Ăn cháo yến mạch thịt băm kèm rau luộc
Thực đơn giảm cân với bún
Thực đơn giảm cân với bún

Ngày 4

  • Bữa sáng: Ăn vài lát bánh mì đen
  • Bữa trưa: Ăn cơm gạo lứt với rau củ luộc
  • Bữa phụ: Uống 1 ly sinh tố bơ
  • Bữa tối: Ăn 1 đĩa salad ức gà và 1 ly nước ép hoa quả

Ngày 5

  • Bữa sáng: Ăn 1 đĩa bánh cuốn chay 
  • Bữa trưa: Ăn 1 phần bún tươi kèm nước chấm tùy ý và rau xào
  • Bữa phụ: Ăn 1 củ khoai lang luộc
  • Bữa tối: Ăn cơm trắng kèm rau cải luộc và hoa quả

Ngày 6

  • Bữa sáng: Ăn 1 phần cháo nấm hạt sen và 1 quả táo
  • Bữa trưa: Ăn 1 chén cơm gạo lứt cùng rau luộc
  • Bữa phụ: Ăn 1 miếng ức gà luộc
  • Bữa tối: Ăn 1 đĩa salad rau củ cùng thịt bò áp chảo và 1 ly sữa tươi không đường

Ngày 7

  • Bữa sáng: Ăn 1 bát cháo yến mạch
  • Bữa trưa: Ăn 1 chén cơm trắng cùng thịt lợn luộc và canh bí đao
  • Bữa phụ: Ăn 2 quả trứng luộc
  • Bữa tối: Ăn 1 tô bún măng chay và hoa quả

Đối tượng không nên ăn bún

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, các đối tượng sau đây nên hạn chế ăn bún:

  • Người mắc các vấn đề về dạ dày hoặc các bệnh liên quan đến đại tràng.
  • Trẻ em, người có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn toàn và hệ tiêu hóa yếu.
  • Những người mới ốm dậy, đang trong giai đoạn phục hồi sau bệnh, có triệu chứng sốt hoặc hệ miễn dịch suy yếu.
  • Phụ nữ mang thai hoặc mới sinh trong 3 tháng đầu.

Cách làm bún tươi đơn giản tại nhà

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 150g bột gạo tẻ
  • 50g bột khoai tây
  • 1 muỗng canh dầu ăn
  • 1 muỗng cà phê muối 

Cách làm

  • Bước 1: Trộn bột gạo tẻ, bột khoai tây và muối lại với nhau.
  • Bước 2: Đổ nước từ từ vào hỗn hợp bột và khuấy đều cho đến khu thu được một hỗn hợp sệt.
  • Bước 3: Thêm 1 muỗng canh dầu ăn khi bột đã mịn và tiếp tục nhào bột.
  • Bước 4: Chia bột đã nhào thành những phần nhỏ và đặt chúng vào khuôn để tạo sợi bún. Ấn mạnh khuôn để sợi bột rơi vào nồi nước sôi.
  • Bước 5: Khi bún chín, chúng sẽ nổi lên trên mặt nước. Lúc này, bạn hãy vớt bún ra và nhúng vào một thau nước lạnh để làm nguội, sau đó để ráo nước là có thể dùng được.

Phía trên là những chia sẻ của Mega Korea về vấn đề ăn bún có béo không cũng như cách ăn bún giảm cân hiệu quả. Hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích để có thể giảm cân hiệu quả và an toàn cho sức khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *